Phanh Khi Xuống Đèo Dốc | Tùng Anh AUTO
Minh Khai, Hà Nội
info.hotrohocvien@gmail.com
0914 694 698
Menu
Close

Phanh Khi Xuống Đèo Dốc

Phanh Khi Xuống Đèo Dốc

Sau khi tốt nghiệp khóa học lái xe ô tô B1 tại trung tâm Tùng Anh AUTO cách đây một thời gian,  mới đây A Dũng 34 tuổi nhà ở Times City đã có 1 bài viết khá hay nhằm chia sẻ kinh nghiệm phanh khi xuống đèo dốc

Có thể bạn quan tâm:

>>> Khi Lái Xe Thì Còi Bằng Tay Nào Là Chuẩn Chỉ

>>> Mẹo Thay Bánh Dự Phòng Không Cần Kích

Dưới đây là nguyên văn bài viết a Dũng gửi về trung tâm.

Kỹ thuật đi xe xuống dốc thì cũng nhiều bác nói đến rồi. Em chỉ xin lạm bàn thêm một chút thôi.

Với những dốc ngắn thì không nói làm gì, những với những đường đèo dốc dài thì cũng có nhiều chuyện để nói. Cũng đã nhiều bác phải trả giá tương đối đắt do không có kinh nghiệm xuống đường đèo dốc rồi.

LƯU Ý:

Chú ý quan trọng nhất đối với việc đi xuống đường dốc là việc phanh xe. Một số bác bị mắc lỗi là cứ rà phanh gần như suốt quãng đường dốc, kết quả là cụm phanh bị nóng quá dẫn đến nướng chín những bộ phận xung quanh. Hơn nữa, khi phanh bị quá nóng sẽ mất tác dụng gây nên những hậu quả khó lường.

Đa số xe AT chỉ thiết kế để đi đường bằng, chỉ có một số xe cao cấp hoặc xe SUV mới có chế độ hỗ trợ đi đường đèo dốc. Thực tế thì em cũng chưa chạy SUV số AT đi đường đèo dốc bao giờ nên cũng không rõ là những số hỗ trợ đi đường đèo dốc như số 1 hoặc L thì có tác dụng thực tế đến mức như thế nào.

Hình minh họa học viên học tại trung tâm

Hình minh họa học viên học tại trung tâm

PHANH NHƯ THẾ NÀO KHI XUỐNG ĐÈO DỐC?

Nói chung, lời khuyên của em với các bác mới tập lái từ những bài đầu tiên đến giờ là mình phải luôn luôn kiểm nghiệm những cảm giác của bản thân khi cầm lái: Cảm giác về khoảng cách, cảm giác về tốc độ, cảm giác về độ căng của bánh xe, cảm giác về hệ thống giảm xóc của xe, cảm giác về tiếng động cơ,… nói một cách văn vẻ là người lái xe phải hòa mình vào chiếc xe như là một bộ phận của chiếc xe đó.

Dài dòng quá em xin đi vào vấn đề chính. Với những bác lần đầu tiên đi đường đèo dốc, đặc biệt là lại đi xe AT, thi em khuyên các bác một câu chân thành là nên mang theo mấy chai nước loại 3lít. Khi xuống dốc, các bác cảm thấy hình như mình rà phanh hơi nhiều thì nên dừng lại (Tuyệt đối không dừng ở đoạn đường cua, kể cả chỗ đó có rộng bao nhiêu đi chăng nữa) và sờ thử vào 4 lazăng xem sao, nếu thấy nóng quá thì cách xử lý phanh của các bác đã có vấn đề rồi, lúc đó mang chai nước mà đỏ vào 4 cụm phanh, nếu không có nước thì phải chờ cho 4 cụm phanh nguội mới đi tiếp được.

Khi xuống dốc, quan trọng nhất là không được rà phanh liên tục mà phải kết hợp giữa phanh chân và phanh bằng số. Với những đoạn của gấp thì phải phanh để xe giảm xuống tốc độ phù hợp trước khi bắt đầu vào cua, không nên bắt đầu vào cua mới phanh, rât nguy hiểm.

Với xe MT thì việc xử lý kết hợp giữa phanh và số không có gì phức tạp. Nhưng với xe AT thi khó hơn nhiều. Để có cảm giác sử dụng số AT khi đi đường đèo dốc thì các bác nên luyện tập sử dụng chế độ Manual (hay còn gọi là chế độ Sport – tùy hãng) khi đi đường bằng. Muốn giảm tốc độ, các bác không dùng phanh mà chuyển sang chế độ Manual rồi dồn số xem phản ứng của xe mình thế nào. Mỗi xe sẽ có phản ứng khác nhau với việc dồn số ở chế độ này. Điều quan trọng nhất các bác lưu ý là độ trễ khi dồn số. Nhiều xe phải mất đến 2~3 giây sau khi các bác gạt cần số thì xe mới chuyển xuống số thấp hơn. Nếu không có cảm giác chính xác về chế độ hoạt động của hộp số tự động của xe minh thì khó mà áp dụng việc dồn số đối với việc đi đường đèo dốc được. Tuy nhiên, khi đi đường đèo dốc thì không nên dồn số để thay phanh.

Kinh nghiệm của em khi đi xuống đường đèo là:

– Không chạy tốc độ cao (đương nhiên roài ).

– Không nên về số Neutral (số mo) cho tiết kiệm xăng vì sẽ mất đến 50% khả năng điều khiển xe (cứ tạm tính là như thế).

– Chạy ở những số thấp thôi, với xe MT thì không nên chạy số 5,6 số 4 thì cũng hạn hữu thôi, chủ yếu là chạy số 3.

– Với xe AT thì với những xe có chế độ chạy đường đèo dốc thì không nói làm gì. Với đa số các xe còn lại thì khả năng phanh bằng số thực tế không tốt lắm. Em đã thử với Focus S, nói chung là không phanh được bằng số, còn với Bim hay Lexus thì hộp số tự động hoạt động ở chế độ Manual khá tốt. Do đó, các bác nên kiểm nghiệm sự hoạt động của chế độ Manual trên đường bằng trước đã.

– Khi muốn giảm tốc độ: Phanh rồi mới về số rồi giữ đều ga. Với những số thấp thì việc điều chỉnh tốc độ bằng chân ga rất hiệu quả, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự điều khiển chân ga chính xác và nhạy cảm.

Video hướng dẫn Kỹ năng lái xe xuống dốc an toàn:

 

Để được trao đổi kinh nghiệm lái xe cũng như có những trải nghiệm thú vị khác và đặc biệt có thể tìm hiểu thêm về khóa học lái xe tại Tây Hồ xin liên hệ trực tiếp với trung tâm qua:

Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe TungAnh Auto

Hotline: 0914.694.698
Địa chỉ: Minh KhaiHai Bà Trưng – Hà Nội
VPĐD: Số 5 Ngõ 75 Tân Lập – Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng
www.trungtamdaotaolaixe.com.vn
info.hotrohocvien@gmail.com
daotaolaixetunganhauto@gmail.com

lixi500k-tetkyhoi-2019-tung-anh-auto
Đăng Ký Học Lái Xe Ô Tô Nhận Lì Xì 500K Xuân Kỷ Hợi 2019

Đầu năm mới bao giờ cũng là thời điểm mọi người thảnh thơi nhất, thoải mái tâm lý...

TungAnh AUTO lì xì học viên đăng ký mới xuân Mậu Tuất 2018

Một năm nữa lại đi qua, chia tay năm Đinh Dậu, hoà chung không khí rộn ràng đón...

Địa Chỉ Tra Cứu Ô Tô Bị Phạt Nguội Trực Tuyến | TùngAnh AUTO

Đó là câu hỏi mà rất nhiều tài xế quan tâm, lo âu thấp thỏm không biết xe...

Contact Me on Zalo
096 110 8866