Lái Xe Trên Đường Trơn Trượt | Tùng Anh AUTO
Minh Khai, Hà Nội
info.hotrohocvien@gmail.com
0914 694 698
Menu
Close

Lái Xe Trên Đường Trơn Trượt

Lái Xe Trên Đường Trơn Trượt

Với đặc thù công việc và thường xuyên phải đi công tác lên các tỉnh miền núi Tây Bắc, nhất là vào các đợt mưa lũ, nên Mr.Cường 36 tuổi quê Hải Dương hiện đang sinh sống tại Hà Nội, một trong những học viên xuất sắc của trung tâm có rất nhiều kinh nghiệm trong lái xe đường dài đặc biệt là Lái Xe Trên Đường Trơn Trượt. A Cường có gửi về ban biên tập của trung tâm một bài chia sẻ khá hay về kinh nghiệm của anh. Dưới đây là nguyên văn bài viết của anh gửi về trung tâm:

Có thể bạn quan tâm:

>>> Phanh Khi Xuống Đèo Dốc

>>> Over Power – Drifft Và Những Điều Ngộ Nhận

Theo một khái niệm chính xác thì ĐƯỜNG TRƠN TRƯỢT có nghĩa là đường có độ ma sát thấp. Do đó, nó bao gồm cả đường trơn do bùn đất khi trời mưa và đường trơn do có nhiều sỏi đá. 

Trước khi đi vào vấn đề chính, em xin nói thêm một vấn đề nho nhỏ nữa:

TÁC DỤNG CỦA PHANH XE:

Nói đến phanh thì ai cũng biết là dùng để hãm tốc độ của xe bằng việc tác dụng một lực ngược chiều với chuyển động của xe qua tác dụng ma sát của lốp xe với đường. Tuy nhiên, có một điều mà ít bác để ý tới đó là tác dụng của phanh xe như thế nào.

Phanh trước

Là phanh chống văng ngang, nhưng lại dễ bị trượt dọc.

Phanh sau 

Chống trượt dọc, nhưng dễ bị văng ngang.

Điều này với 2B thì cực kỳ quan trọng. Bác nào để ý là nếu chỉ đạp phanh sau thì xe sẽ bị văng ngang, còn nếu chỉ bóp phanh trước thì xe bị trượt dọc. Đặc biệt với xe phanh dầu (phanh đĩa) khi vào cua mà chỉ dùng phanh trước là bị trượt văng ra và bị đổ xe ngay. Nên với 2B, đặc biệt với xe phanh đĩa thì khi phanh phải dùng cả hai phanh. Một số xe ga hiện nay có một cơ cấu gọi là phanh kết hợp (combinated brake), khi bóp một phanh thì cơ cấu đó sẽ kéo phanh còn lại. Xe cao cấp hơn thì có hệ thống kết hợp bằng thủy lực (phanh dầu cả trước và sau, điều chỉnh bằng van tiết lưu).

Hình minh họa học lái xe tại trung tâm

Hình minh họa học lái xe tại trung tâm

Đối với ô tô thì điều này có vẻ không quan trọng vì nhà sản xuất đã tính toán sẵn phân bố lực phanh hợp lý (thường là 60% cho bánh trước và 40% cho bánh sau). Hơn nữa, có thếm những hệ thống hỗ trợ phanh nữa như ABS, hệ thống phân bổ lực phanh tự động, .v.v. nên người lái xe hầu như không cần quan tâm đến việc lực phanh phân bố như thế nào. Tuy nhiên, với một số kỹ thuật cao cấp thì việc này lại quan trọng, chủ yếu là tận dụng lực văng của đuôi xe bằng việc sử dụng phanh tay. Vì phanh tay chỉ phanh bánh sau, khi kéo phanh tay đột ngột thì đuôi xe sẽ bị văng sang một bên. Cái này như em đã nói ở trên: phanh sau dễ bị văng ngang.

ĐI VÀO VẤN ĐỀ CHÍNH

“NỖI SỢ HÃI” (như của một số bác đề cập đến) khi đi trên hai loại đường là đường trơn và đường nhiều sỏi đá (theo định nghĩa thì cũng là một thôi) là các thao tác lái xe không còn chính xác nữa. Xe chuyển động theo những quỹ đạo nhiều khi rât kỳ lạ và những kinh nghiệm lái xe thông thường có vẻ không còn phù hợp. Vậy thì phải làm sao?

PHÂN LOẠI ĐƯỜNG TRƠN TRƯỢT

Có nhiều cách phân loại, ví dụ như theo mức độ trơn trượt (độ ma sát ít hay nhiều),.v.v. Nhưng theo kinh nghiệm của em thì có hai loại chính:

– Đường trơn trượt nhưng có địa hình bằng phẳng.

– Đường trơn trượt có địa hình phức tạp, nhiều sống trâu, ổ voi.

Với loại đường thứ nhất thì thường chỉ xảy ra hiện tượng xe chuyển động không tuân theo sự điều khiển của tay lái, đuôi xe bị văng ra phía ngoài khi vào cua.

Còn với loại đường thứ hai thì ngoài hiện tượng nêu trên, xe còn bị trượt sang hai bên do bánh xe nào đó trèo lên một sống trâu bị trượt xuống (hơi nôm na một chút, chắc là các cụ hiểu được)

Do đó, việc chạy xe trên loại đường thứ hai sẽ khó và nguy hiểm hơn nhiều lần.

Khi đi trên đường trơn thì lái xe phải lưu ý điểm lớn nhất là tất cả các giới hạn về đều giảm xuống nhiều khi đến mức thấp nhất. Như giới hạn về tốc độ khi vào cua, giới hạn về lực gây ra hiện tượng “quá ga” (Over power – em đã phân tích ở phần trước), trong nhiều tình huống thì hệ thống TCS hầu như mất tác dụng, và hay xảy ra hiện tượng ba-ti-nê do tác dụng của bộ vi sai. Điều quan trọng nữa là do giới hạn về ma sát giảm xuống nên phanh rất dễ bị mất tác dụng do lực tác dụng từ bánh xe lên mặt đường lớn hơn giới hạn của lực ma sát, khi đó xe sẽ bị trượt trên đường (về lý thuyết thì xe sẽ bị trượt ra theo hướng tiếp tuyến với vòng tròn vào cua của xe).

KINH NGHIỆM:

Đối với loại đường thứ nhất (đường bằng phẳng):

– Điều đầu tiên là phải đi chậm, cảm nhận dần dần các giới hạn về lực ma sát (độ bám của bánh xe lên mặt đường), khi đã cảm nhận được rồi thì nên đi thấp hơn tốc độ mình cảm nhận một chút. Với điều này thì cái gọi là “Cảm giác lái” rất quan trọng.

– Không phanh khi vào cua mà phải phanh để xe giảm đến tốc độ dưới giới hạn trước khi vào cua. Tình huống này khi đi 4B thì gần giống với 2B vào cua chỉ dùng phanh trước do lực phanh phân bố nhiều hơn vào bánh trước. Xe sẽ bị trượt thẳng ra phía trước. Với những đoạn đường hẹp thì đồng nghĩa với việc bị trượt ra ngoài (ai mà biết trước được nó có cái gì ở đó chứ.

– Khi xe có biểu hiện không tuân theo điều khiển của vô lăng thì không được đạp phanh mà phải giảm ga, đánh lái theo hướng chuyển động của xe (cái này gần giống áp dụng kỹ thuật drift), không nên cố đánh lái theo hướng mình mong muốn. Đến khi có cảm giác bánh trước bám đường rồi mới đánh lái trở lại. Thực ra điều này nói thì dễ, nhưng thực hành thì hơi khó. Do đó, nếu các bác mà đi với tốc độ cao (cao là so với tình trạng thực tế của đường xá chứ không phải tính bằng con số 40 hay 60km/h ) thì rất khó thực hiện được thao tác này. Nên kinh nghiệm của em là nên đi chậm hơn cảm giác của mình một chút cho nó an toàn.

– Đường trơn trượt là đường không cho phép các cú phanh gấp, nên việc quan sát đường phải cẩn thận. Nên xử lý non (xử lý sớm các tính huống), đừng để đưa mình vào tình huống phải phanh gấp.

Đối với đường trơn mà lại có địa hình phức tạp:

Kinh nghiệm nói chung cũng như trên và bổ xung thêm những điều dưới đây:

– Như em đã nói ở trên, đường có địa hình phức tạp thì xe nhiều khi bị trượt sang hai bên. Khi đó các bác đừng cố đạp phanh hoặc đánh lái cho xe trở lại hướng cũ. Cứ giảm ga, để nó trượt hết đi (chỉ một chút thôi) khi xe đã ổn định trở lại thì mới thao tác tiếp.

– Khi đi qua một vũng bùn hoặc một ổ voi có nhiều nguy cơ gây ra hiện tượng ba-ti-nê thi trước khi đi vào đó nên tăng tốc độ lên một chút, khi bánh chủ động đã nằm trong vũng bùn rồi thì giữ đều ga, không đạp thốc ga lên mà dễ làm xe bị quá ga hoặc ba-ti-nê, khi bánh chủ động bắt đầu đến mép bên kia của ổ voi thì đạp nặng ga thêm một chút, thêm chút động năng cho xe để xe vượt qua.

– Đường trơn trượt mà có địa hình phức tạp thì đòi hỏi sự quan sát tình hình đường xá phải cẩn thận hơn. Đôi khi có những chướng ngại vật như xe thồ, xe máy, hay một chiếc xe ngược chiều nào đó chiếm mất phần đường khô ráo hơn (ít trơn trượt hơn) thì nên để họ đi qua xong rồi mình sẽ đi vào chỗ đó (nhiều khi phải lấn sang làn đường bên trái), không cố đi làm gì.

Để được trao đổi kinh nghiệm lái xe cũng như có những trải nghiệm thú vị khác và đặc biệt có thể tìm hiểu thêm về khóa học lái xe tại Long Biên xin liên hệ trực tiếp với trung tâm qua:

Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe TungAnh Auto

Hotline: 0914.694.698
Địa chỉ: Minh KhaiHai Bà Trưng – Hà Nội
VPĐD: Số 5 Ngõ 75 Tân Lập – Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng
www.trungtamdaotaolaixe.com.vn
info.hotrohocvien@gmail.com
daotaolaixetunganhauto@gmail.com

lixi500k-tetkyhoi-2019-tung-anh-auto
Đăng Ký Học Lái Xe Ô Tô Nhận Lì Xì 500K Xuân Kỷ Hợi 2019

Đầu năm mới bao giờ cũng là thời điểm mọi người thảnh thơi nhất, thoải mái tâm lý...

TungAnh AUTO lì xì học viên đăng ký mới xuân Mậu Tuất 2018

Một năm nữa lại đi qua, chia tay năm Đinh Dậu, hoà chung không khí rộn ràng đón...

Địa Chỉ Tra Cứu Ô Tô Bị Phạt Nguội Trực Tuyến | TùngAnh AUTO

Đó là câu hỏi mà rất nhiều tài xế quan tâm, lo âu thấp thỏm không biết xe...

Contact Me on Zalo
096 110 8866